Học tiếng Hàn Quốc hay tiếng Nhật Bản dễ xin việc hơn?
Tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng, nhất là đối với những người không biết ngoại ngữ nói chung cũng như những người không học tiếng Hàn nói riêng.
Tình trạng thất nghiệp đã tăng cả về số lượng và tỷ lệ trong năm 2016. Thanh niên vẫn là đối tượng có tỷ lệ thất nghiệp cao, nhất là những đối tượng không học tiếng Hàn nói riêng và những người không học ngoại ngữ nói chung, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp chiếm gần 8% người thất nghiệp. Năm 2017, dự báo tình trạng thất nghiệp rất khó cải thiện khi mà cơ cấu lao động chưa có sự cân bằng và các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh tự động hóa.Các chuyên gia ước tính, năm 2017, tỷ lệ lao động thất nghiệp ở mức khoảng 1,1 triệu người. Trong đó, số lao động có trình độ đại học thất nghiệp sẽ tăng nhiều hơn là khoảng 200.000 người. Riêng quý III/2016, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ tăng. Tuy nhiên, PGS.TS.Nguyễn Thị Lan Hương - Chuyên gia lao động cho biết: "Theo tôi tỷ lệ thất nghiệp khó có thể giảm đi được". Sự liên
quan giữa thất nghiệp và không học tiếng Hàn
Trên đây là những con số đáng báo động về tình trạng thất nghiệp tại Việt Nam. Có thể thấy rằng, hiện nay việc có bằng cấp không còn quan trọng như trước nữa, hàng trăm ngàn cử nhân và thạc sĩ vẫn thất nghiệp. Hơn nữa, những người chỉ có trình độ chuyên môn vẫn chưa đủ, họ cần phải có ngoại ngữ. Trên thực tế, những người vừa có trình độ chuyên môn vừa có trình độ ngoại ngữ rất được săn đón và cánh cửa cơ hội việc làm luôn rộng mở đối với họ. Học tiếng Hàn là lựa chọn không tồi. Vì sao?
>> Xem thêm: www.hoctienghan.comTừ những năm 2007 phần lớn những dòng vốn "rót" vào Việt Nam khoảng 6,3 tỷ USD chủ yếu đến từ Nhật, Mỹ, Singapore, Hồng Kông, thì những năm gần đây Hàn Quốc mới là nhân vật "đổ" vốn mạnh vào Việt Nam. Vì vậy, đã có rất nhiều người nắm bắt tình hình này và đi học tiếng Hàn.
Trong 11 tháng đầu năm 2015, tổng nguồn vốn FDI doanh nghiệp Hàn Quốc đã "đổ" vào Việt Nam gần 6,4 tỷ USD, công nghiệp và chế biến là lĩnh vực mà Hàn Quốc đổ vốn nhiều nhất: gần 5,8 tỷ USD, chiếm tới 90%. Đứng thứ hai là sản xuất và phân phối hàng điện tử khoảng 205 triệu USD. Đứng thứ ba là bán lẻ khoảng 97 triệu USD.
Năm 2015, Hàn Quốc "rót" vốn vào Việt Nam chiếm tới 16% tổng vốn FDI đổ vào Việt Nam. Trong khi đó, Nhật Bản chỉ chiếm 14% và Singapore chiếm 12%. Đối với năm 2016, trong số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 5518.6 triệu USD, chiếm 36.3% tổng vốn đăng ký cấp mới, xếp ở vị trí thứ hai là Singapore chiếm 10.5%, tiếp đến là Trung Quốc, Nhật Bản,...
Tỷ lệ vốn FDI đổ vào Việt Nam 2015 Từ đó có thể thấy cơ hội đối với những người học tiếng Hàn là không nhỏ. Hàn Quốc đang là nhà đầu tư "rót" vốn lớn nhất vào Việt Nam, vì vậy khả năng cao sẽ có những doanh nghiệp, xí nghiệp của người Hàn mọc lên ngay trên đất của "ta". Việc học tiếng Hàn ngay từ hôm nay chính là bạn đang đầu tư cho một tương lai gần về cơ hội việc làm.
>> Xem thêm: Học tiếng Hàn bằng phiên âm
Từ những số liệu đã kể trên, có thể thấy cơ hội việc làm đối với người học tiếng Hàn có thể sẽ cao hơn những người học tiếng Nhật. Nếu tham khảo ý kiến của những người đã và đang học tiếng Hàn hoặc tiếng Nhật, bạn sẽ nhận được câu trả lời khá đồng nhất rằng "học tiếng Hàn dễ hơn". Bởi vậy, để đạt được trình độ sơ cấp, có thể giao tiếp được những câu đơn giản có thể bạn chỉ cần học tiếng Hàn 6 tháng; còn đối với tiếng Nhật có thể bạn sẽ mất khoảng 1 năm, thậm chí hơn thế. Dù vậy, cái gì cũng chỉ có tính chất tương đối, có thể khoảng thời gian sẽ không chính xác với từng người, vì khả năng mỗi người khác nhau. Nhưng, chắc hẳn, khi bạn học tiếng Hàn sẽ nhanh hơn là bạn tiếng Nhật đấy.
Tuy vậy, khi so sánh một người học tiếng Nhật với một người học tiếng Hàn không có nghĩa người học tiếng Hàn sẽ luôn học nhanh hơn, luôn nắm bắt kiến thức nhanh hơn và cũng không có nghĩa bất cứ ai học tiếng Hàn đều có cơ hội việc làm tốt hơn người học tiếng Nhật. Năng lực của mỗi người khác nhau cho nên việc so sánh này là khập khiễng. Học tiếng Hàn hay tiếng Nhật dễ xin việc hơn còn tùy thuộc vào năng lực chuyên môn của mỗi người chứ không chỉ có khả năng về ngoại ngữ. Cho nên, để nắm bắt được những cơ hội việc làm tốt thì ngay bản thân bạn phải thật sự cố gắng và không ngừng trau dồi kỹ năng chuyên môn cũng như ngoại ngữ, nhất là khi học một ngoại ngữ nào đó bạn phải có thái độ thật sự nghiêm túc. Hãy nhớ rằng, việc học chính là bạn đang đầu tư cho tương lai của chính mình!
Tham khảo thêm tại đây: Tên gọi và xưng hô trong tiếng Hàn