Hàn Quốc và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 22/12/1992. Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài thì trong 5 tháng đầu năm 2017, số vốn đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam đạt 4,41 tỷ USD, chiếm 36,4% tổng vốn đầu tư. Các tập đoàn lớn của Hàn Quốc đầu tư vào thị trường Việt Nam rất nhiều.
Bao nhiêu đó đủ cho thấy tiềm năng về việc làm tại những công ty của Hàn Quốc tại Việt Nam cũng như các công ty Việt Nam có đối tác là các công ty Hàn Quốc. Như vậy có thể thấy, cơ hội việc làm cho những người biết tiếng Hàn là rất cao. 1. Xu hướng việc làm 2017
Khi hoc tieng Han xin viec thì bạn phải nắm bắt được xu hướng việc làm cũng như nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp để đưa ra chiến lược học tiếng Hàn phù hợp cho bản thân.a. Nhu cầu tuyển dụng và nguồn nhân lực đều tăng trưởng mạnh
Theo số liệu từ báo cáo, nhu cầu tuyển dụng trong quý I năm nay tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó nguồn cung nhân lực tăng trưởng đến 38% so với quý 1/2016.
Quý I năm nay có 5 ngành nghề có mức tăng trưởng mạnh nhất về nhu cầu tuyển dụng, bao gồm ngành Điện – Điện tử (tăng 67%) – cấp quản lý điều hành (tăng 104%) – ngành Xây dựng (tăng 46%) – ngành Quảng cáo truyền thông (tăng 35%) và ngành Dịch vụ khách hàng (tăng 51%).
Về nguồn cung nhân lực, thì so với cùng kỳ năm ngoái, các ngành có người tìm việc ứng tuyển hồ sơ nhiều nhất nằm ở ngành nghề Giáo dục – Điện/Điện tử - cấp Quản lý điều hành – Kiến trúc/Thiết kế nội thất và Dịch vụ khách hàng.
Ngành IT đứng đầu nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong quý: Nhu cầu tuyển dụng và nhân lực tăng
>> Xem thêm: Bí quyết học tiếng Hàn cho người mới bắt đầu
Ngoài ngành IT – Phần mềm đứng đầu nhu cầu tuyển dụng, các ngành tiếp theo có nhu cầu tuyển dụng cao bao gồm: Hành chính/Thư ký – Kế toán – Dịch vụ Khách hàng – Quảng cáo/Truyền thông – Sản xuất – Kiến trúc/Thiết kế nội thất – Xây dựng – Marketing (Tiếp thị) – Sales (Bán hàng).
Cũng theo báo cáo mới nhất của Navigos Search, công ty tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao cũng thuộc tập đoàn Navigos Group thì nhu cầu tuyển dụng lập trình viên và kỹ sư trong mảng phần mềm đang rất lớn. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam quá khan hiếm lập trình viên và kỹ sư ngành IT đáp ứng được về kiến thức và kinh nghiệm theo yêu cầu của doanh nghiệp, trong đó nhức nhối nhất vẫn là khả năng tiếng Anh còn nhiều hạn chế của đội ngũ lao động này. Vì vậy nếu bạn học tiếng Hàn giao tiếp tốt cộng với kiến thức chuyên môn tốt thì đây sẽ là cơ hội vô cùng tốt dành cho bạn.b. Cạnh tranh về việc làm tại các đô thị lao động tại Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tiếp tục là hai địa điểm có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn nhất cả nước. Ba tỉnh lọt vào top 5 còn có Bình Dương, Đà Nẵng và Bắc Ninh.
Mặc dù đứng thứ 5 về nhu cầu tuyển dụng lao động, nhưng Bắc Ninh lại góp mặt trong top 3 về độ cạnh tranh về việc làm với tỷ lệ 1/42. Nghĩa là cứ 1 người tìm việc tại Bắc Ninh phải cạnh tranh với 41 người khác để có công việc mới. Tỷ lệ cạnh tranh này cao hơn so với Hà Nội (1/38), Bình Dương (1/38) và Đà Nẵng (1/37). Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với tỷ lệ 1/46.
“Sở dĩ trong quý I này Bắc Ninh đang có tỷ lệ cạnh tranh cao vì đó là thời điểm cao điểm của mùa tuyển dụng trong mảng sản xuất. Ba tháng đầu năm là ba tháng tuyển dụng ồ ạt của các doanh nghiệp sản xuất mà Bắc Ninh là một trong những trung tâm lao động với nhiều khu công nghiệp lớn đặt tại địa phương này. Dù tỷ lệ cạnh tranh lớn như vậy, nhưng các doanh nghiệp sản xuất tại Bắc Ninh vẫn khó tuyển nhiều vị trí, đáng kể có các vị trí Quản đốc phân xưởng, kỹ sư kỹ thuật điện, kỹ sư chất lượng…”, đại diện của Vietnamworks cho biết. Sự cạnh tranh việc làm
>> Xem thêm: Học tiếng Hàn tích cực
Nghề đang có tỷ lệ cạnh tranh lớn nhất là hành chính/thư ký, với tỷ lệ 1/66. Cứ một người tìm việc trong nghề hành chính/thư ký phải cạnh tranh với 60 người khác để có được công việc mới. Nghề kế toán đứng thứ hai với tỷ lệ 1/61. Ba ngành tiếp theo nằm trong Top 5 các ngành có tỷ lệ cạnh tranh lớn nhất bao gồm Xuất nhập khẩu (1/56) – Sản xuất (1/51) và Y tế/Công nghệ Sinh học với tỷ lệ 1/47.2. Những từ vựng thường dùng khi xin việc
Nếu muốn phỏng vấn xin việc tại các công ty Hàn Quốc thành công thì bạn đừng bỏ lỡ bài học tiếng Hàn phỏng vấn xin việc mà mình sẽ gợi ý
ngay sau đây :a. Các từ vựng cần thiết khi xin việc:
1. Tìm việc: 직장을 구하다/ 일자리 찾다/ 취직하다
2. Phỏng vấn: 면접
3. Sơ yếu lý lịch: 이력서
4. Hồ sơ : 서류
5. Tự giới thiệu bản thân: 자기 소개
6. Thành tích học tập: 학교 성적
7. Chuyên ngành: 전공
8. Điểm trung bình: 학점 평군
9. Năng lực tiếng Hàn: 한국어 능력
10. Kinh nghiệm làm việc: 직장 경험
11. Điểm mạnh và điểm yếu: 장단 점
12. Nghề nghiệp: 직업
13. Làm thêm: 아르바이트
14. Nơi làm việc: 직장
15. Nhân viên kinh doanh: 영업사원
16. Thư ký: 비서
17. Công nhân viên chức: 공무원
18. Phỏng vấn: 면접
19. Thông báo: 통보하다
20. Trúng tuyển: 합격이 되다
21. Vào công ty: 입사하다
22. Công văn: 공문
23. Hợp đồng lao động: 노동계약
24. Bảo hiểm y tế: 보건보험
25. Bảo hiểm xã hội: 사회보험
26. Lương: 봉급
27. Lương tháng: 월급
28. Tiền công: 보수
29. Tiền thưởng: 보너스
30. Lương làm thêm ngoài giờ: 초과근무 수당
b. Một số mẫu câu giao tiếp cơ bản nhất mà bạn có thể tham khảo như:
1.안녕하세요. 어떻게 왔어요?
Xin chào, anh đến có việc gì thế?
2. 일자리 찾으러 왔습니다.
Tôi đến để tìm việc.
3. ... 자리에 지원하고 싶습니다.
Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí ...
4. ... 때문에, 저는 특히 이 일에 관심이 있습니다.
Tôi rất quan tâm tới công việc này vì...
5. ...를 위해서, 귀하와 함께 일하고 싶습니다.
Tôi muốn được làm việc tại công ty của ông/bà để......
6. 저의 장점은 ... 입니다.
Các thế mạnh của tôi là...
7. 제 약점은 ... 라고 감히 말씀드릴 수 있습니다. 하지만, 저는 .... 것들을 개선시키려고 노력하고 있습니다.
Một (số) điểm yếu của tôi là... Nhưng tôi luôn cố gắng không ngừng để khắc phục những mặt hạn chế này
8. 저는 제가 ... 과 ... 능력의 올바른 결합을 갖고 있다고 생각합니다.
Tôi có khả năng... và...
9. 저는 높은 수준의 ...를 구사할 수 있습니다.
Tôi có khả năng sử dụng... thành thạo.
10. 저는 ...에서 ...년 간 일한 경험이 있습니다.
Tôi có... năm kinh nghiệm trong...
Hãy luôn luôn cố gắng và nỗ lực hết mình để học tiếng Hàn, gặp khó không nản, không lui, biết đâu sẽ có ngày tiếng Hàn chính là "cần câu cơm" của bạn vì "Người đời ai khỏi gian nan, gian nan có thuở thanh nhàn có khi".